Những lưu ý khi làm trần gương cho căn hộ

Lắp gương trên trần giúp không gian rộng hơn, tạo điểm nhấn tốt nhưng chi phí cao và chỉ phù hợp với một số phong cách nội thất.

Gương không chỉ đơn thuần để soi mà còn có thể sử dụng để trang trí. Theo Cánh kính Khánh Ninh, người sáng lập một văn phòng thiết kế nội thất ở Hà Nội, trần gương đã xuất hiện từ lâu trên thế giới song gần đây mới được nhiều gia chủ Việt chọn dùng.

Trần gương tạo điểm nhấn cho căn hộ, giúp không gian sống ấn tượng hơn. Ảnh: Luu Quang Minh Photography/Indust Design.

Trần gương tạo điểm nhấn cho căn hộ, giúp không gian sống ấn tượng hơn.

Trần gương có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, nó giúp không gian trông rộng rãi hơn. Các căn hộ ở Việt Nam thường có trần thấp dưới ba mét. Việc lắp gương trên trần tạo cảm giác trần cao hơn, nhờ đó người ở thấy căn hộ của mình rộng rãi hơn diện tích thật.

Chất liệu gương cũng khuếch tán ánh sáng, khiến không gian sáng sủa hơn. Bên cạnh đó, nó tạo điểm nhấn, tăng độ sang trọng cho căn hộ và dễ vệ sinh.

Nhược điểm lớn nhất của trần gương là chi phí. Theo Cánh kính Khánh Ninh, giá làm trần kinh dao động trong khoảng 2 – 2,2 triệu đồng mỗi mét vuông.

Ngoài ra, trần gương chỉ nên dùng cho những phong cách nội thất đề cao tính hiện đại, sang trọng. Nếu chọn phong cách thô mộc, công nghiệp hay tối giản cho tổ ấm của mình, gia chủ không nên chọn giải pháp làm trần này. “Trần gương cũng hợp với người trẻ hơn là người có tuổi”, Cánh kính Khánh Ninh nói thêm.

Trần gương phù hợp với phong cách nội thất hiện đại và gia chủ trẻ tuổi. Ảnh: Luu Quang Minh Photography/Indust Design.

Trần gương phù hợp với phong cách nội thất hiện đại và gia chủ trẻ tuổi.

Để trần gương đẹp và hài hòa với không gian căn hộ, Cánh kính Khánh Ninh khuyên gia chủ chỉ làm một mảng nhỏ ở vị trí muốn tạo điểm nhấn. Ví dụ, trong căn hộ duplex ở Bắc Từ Liêm, mảng gương trần 17 m2 trên bộ sofa hướng sự chú ý của người tới thăm nhà về phía phòng khách.

Gương trần đa dạng màu sắc, từ các màu trung tính như trắng trong, đen, xám khói đến các màu sặc sỡ như xanh lá, cam, đỏ. Tùy gam màu chủ đạo của công trình mà gia chủ cùng đội thiết kế lựa chọn màu gương phù hợp. Ví dụ, căn hộ tông màu tối nên chọn kính màu đen hoặc xám khói. Căn hộ tông màu sáng nên chọn kính màu trắng. Ngoài ra, có thể kết hợp chất liệu gương với inox nhưng kỹ thuật thi công khó và giá đắt hơn.

Gương trần cũng dễ tạo hình nên gia chủ có thể đặt làm thành hình chữ nhật, vuông, tròn theo nhu cầu.

Về vị trí, trần kính nên sử dụng cho không gian sinh hoạt chung và tránh dùng ở khu vực WC vì gương gặp hơi ẩm dễ bị hoen ố. “Nếu vẫn muốn tạo điểm nhấn và độ bóng cho trần trong WC, gia chủ nên chọn chất liệu inox, ví dụ trần ốp tấm inox xước màu titan”, Cánh kính Khánh Ninhh gợi ý.

Gọi điện thoại
0989.969.391
Chat Zalo